Skip to content

Vì sao kính thủy lực tự nứt vỡ?

Kính thủy lực (cường lực) là loại kính có độ bền rất cao, nhiều ưu điểm vượt trội. Hạn chế của kính thủy lực là nguy cơ nứt, vỡ tự nhiên.

Tìm hiểu nguyên nhân khiến kính thủy lực tự vỡ

Vì sao kính thủy lực tự nứt vỡ?

Kính thủy lực đang được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm và sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng, trang trí nội thật với nhiều ưu điểm nổi bật: độ chống xước tốt, độ an toàn cao, chịu nén bề mặt tới 10.000PSI.

Khuyết điểm của kính thủy lực là nguy cơ nứt vỡ tự nhiên dù tỷ lệ này là rất thấp nhưng lại tạo cảm giác bất an vì không biết kính có thể vỡ lúc nào.

Nguyên nhân kính thủy lực tự nứt, vỡ:

Tạp chất Nicken sulfua còn sót lại trong kính thủy lực

Tạp chất Nicken sulfua còn sót lại trong kính thủy lực

Trong thành phần của kính thủy lực có tồn tại tạp chất Nicken sulfua gọi tắt là Nis. Một tấm kính sẽ có khoảng 5mg tạp chất (một tỷ lệ rất nhỏ). Dù rất nhỏ nhưng tập chất có trong kính là nguy cơ tiềm ẩn sẽ phá hủy cấu trúc của kính làm kính đột nhiên nứt, vỡ.

Trong quá trình sản xuất kính nổi thông thường, kính được làm nguội từ từ, nên các phân tử của Nis có đủ thời gian để đạt đến cấu trúc bền vững của chúng và sự thay đổi về thể tích của hạt Nis không gây ra vấn đề gì nguy hại cho kính, do đang trong tiến trình làm mát dần dần khi thủy tinh chưa đang đông cứng hẳn, vì vậy không xảy ra hiện tượng kính tự vỡ.

Nhưng quá trình tôi kính thủy lực dưới nhiệt độ cao (từ 6500 độ C đến 7000 độ C) sẽ làm các hạt Nis còn sót lại trong kính. Quá trình làm mát nhanh không giúp Nis đạt đến cấu trúc bền vững và sẽ tiếp tục biến đổi ở các nhiệt độ khác nhau bên trong kính đồng thời làm tăng, giảm thể tích hạt Nis khiến kính bị vỡ.

Để hạn chế hiện tưởng kính bị nứt vỡ bạn nên chú ý bảo trì cửa kính thủy lực thường xuyên và định kỳ.

5/5 (1 bầu chọn)