Kính là loại vật liệu được ứng dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng hiện đại. Kính có ưu điểm: ngăn chặn tia tử ngoại, cách âm, tránh tác động xấu của gió và khí độc, lấy sáng hiệu quả đặc biệt kính có tính thẩm mỹ cao, ứng dụng nhiều để trang trí.
Kính làm vách ngăn, cầu thang,...
Hiện nay kính ngày càng được chú trọng phát triển nên độ bền và tuổi thọ của kính tăng lên đáng kể, kính đã có sự bền chắc nhất định có thể ứng dụng như một tấm ván trong xây dựng. Kính thủy lực - cường lực được ứng dụng vào làm cửa (xem thêm: cấu tạo cửa kính thủy lực),lan can, cầu thang, mặt dựng, trần cho tới sàn nhà. Loại kính này đã được gia công để tăng độ an toàn bằng công nghệ xử lý nhiệt tạo cho kính tính chịu lực cao và bền vững. Sử dụng kính thủy lực thay cho bức tường gạch giúp tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian thi công đồng thời tăng diện dích văn phòng, tạo không gian rộng, dễ dàng tháo để mở rộng diện tích.
Quy trình sản xuất kính thủy lực
Kính thủy lực được sản xuất từ phương pháp gia cường giao động ngang. Kính được gia nhiệt đến điểm biến dạng khoảng 700 độ C rồi được làm nguội nhanh bằng cách thổi khí lạnh trên bề mặt kính sao cho đồng đều và chính xác. Quy trình này không mất đi tính truyền sáng và tỏa nhiệt của tấm kính mà nó làm tăng sức chịu nén của bề mặt lên đến hơn 10 nghìn psi (kính thường chịu được 3,5 nghìn psi).
Với áp suất của gió, sự va đập của các vật thể lạ khó có thể làm vỡ kính thủy lực.
Các bước kỹ thuật sản xuất kính thủy lực
Bước 1: Cắt kính
Tấm kính nguyên khổ được đưa lên máy cắt để cắt theo kích thước khác nhau tùy theo từng đơn hàng. Khi cắt kính có thể sử dụng bàn cắt kính thông thường, bàn cắt kính tự động, hoặc dây chuyền cắt kính tự động khi số lượng gia công lớn.
Bước 2: Gia công trên tấm kính
Tấm kính sau khi được cắt có độ sắc cao, do đó dễ dàng gây sát thương cho con người. Để hạn chế và loại bỏ điều này, tất cả các tấm kính sau khi cắt và trước khi tôi đều được mài bề mặt. Có thể sử dụng máy mài đơn cạnh, máy mài song cạnh, máy mài vát, hoặc máy mài trục khuỷu tùy theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra tùy theo mục đích sử dụng, tấm kính có thể trải qua công đoạn khoan lỗ, khắc chữ hay các gia công khác trên bề mặt trước khi tôi.
Bước 3: Rửa và sấy khô tấm kính
Tấm kính sau khi gia công sẽ được rửa sạch và sấy khô để tránh những khuyết tật tại bề mặt tấm kính sau khi tôi.
Bước 4: Gia cường tấm kính bằng dây chuyền tôi
Sau khi rửa sạch và làm khô, tấm kính được đưa tới hệ thống gia nhiệt bằng hệ thống bàn con lăn. Tại khu vực này, tấm kính được gia nhiệt đến nhiệt độ khoảng 700oC đồng đều trên toàn bộ bề mặt tấm kính và hóa mềm. Các phương pháp được sử dụng:
- Gia nhiệt bức xạ, tức là tấm kính được gia nhiệt trực tiếp bằng hệ thống dây mayxo.
- Gia nhiệt bức xạ và đối lưu: Tức là tấm kính được gia nhiệt trực tiếp bằng hệ thống mayxo kết hợp với hệ thống quạt gió để lưu chuyển nhiệt đều trên bề mặt tấm kính.
- Gia nhiệt đối lưu hoàn toàn: Tức là luồng khí nóng được thổi đều tới tất cả các điểm trên bề mặt tấm kính bằng hệ thống quạt từ buồng gia nhiệt.
Sau khi gia nhiệt tấm kính được làm nguội bằng luồng khí lạnh một cách đồng đều và chính xác thông qua hệ thống quạt thổi công suất lớn.
Thành phẩm
Đọc thêm: Cách đánh giá sản phẩm của cửa kính thủy lực
Chịu lực rất tốt: độ bền tăng lên 4-5 lần so với loại kính thường.
Kính thủy lực có khả năng tạo hình thành những khối cong thẩm mỹ trong quá trình gia nhiệt giúp ứng dụng của kính trong kiến trúc và gia dụng trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Kính cường lực có khả năng chịu suất nhiệt rất tốt. Cụ thể nó có khả năng chịu được những thay đổi nhanh chóng về nhiệt độ cao gấp 3 lần so với kính thường.
Kính thủy lực an toàn hơn: Nếu kính thường bị vỡ thường tạo ra những mảnh vỡ to và sắc, có nguy cơ gây sát thương thì kính thủy lực bị vỡ lại tạo thành những mảnh tròn nhỏ riêng biệt, cạnh ko sắc, ko nhọn, do đó ko có khả năng gây sát thương cho con người và làm hỏng đồ đạc.